Nếu bạn là một tín đồ làm đẹp, hẳn sẽ biết hiện nay trên thị trường có vô vàn các sản phẩm chăm sóc có tác dụng làm trắng sáng da và vô cùng đa dạng về thành phần bên trong. Trong số đó, một trong những chất có lợi cho da chính là kojic acid. Vậy kojic acid là gì và mang lại tác dụng thế nào?
1. Kojic acid là gì?
Kojic acid là một chất có nguồn gốc tự nhiên có ở nấm fungi và các nguồn thực vật khác. Dù không thể ăn trực tiếp như các loại nấm dùng để chế biến thông thường nhưng loại acid này hoàn toàn lành tính. Chất này là kết quả của quá trình lên men gạo hoặc rượu gạo.
Các bác sĩ của Nhật là những người đầu tiên tìm ra hoạt chất này vào năm 1989. Chúng hoàn toàn tự nhiên và không gây hại cho làn da. Kojic Acid có cơ chế hoạt động bằng việc ức chế enzyme tyrosinase tạo ra melanin. Melanin hay còn gọi là hắc sắc tố, là nguyên nhân khiến da tối màu.
2. Kojic acid trong mỹ phẩm có tác dụng gì?
- Làm sáng da
Những loại mỹ phẩm có công dụng làm sáng da với những thành phần thông thường sẽ tạo cho da bạn hiệu ứng sáng lên. Tuy nhiên, tình trạng này thực sự không giữ được lâu và màu da sẽ trở lại như cũ khi bạn ngừng sử dụng vì chúng chỉ hoạt động trên bề mặt của da trong thời gian ngắn. Sử dụng những loại sản phẩm này, chắc chắn bạn sẽ phải luôn phụ thuộc vào chúng.
Trái lại, kojic acid hoạt động một cách khá độc đáo và hiệu quả bằng cách ức chế enzym tyrosinase sản sinh melanin từ sâu bên trong da. Điều đó đồng nghĩa với việc thay đổi này sẽ là vĩnh viễn chứ không chỉ trong phút chốc. Axid Kojic trong mỹ phẩm thường được sử dụng với nồng độ 1% đến 4%.
- Công dụng chống lão hóa
- Trị nám
Kojic acid ở nồng độ 1 – 4% thường được kết hợp với các chất khác để phát huy công dụng làm sáng da, hỗ trợ điều trị nám, chủ yếu dựa vào cơ chế làm giảm sự hình thành melanin bằng cách ức chế tyrosinase. Tiêu biểu là sự kết hợp kojic acid với glycolic acid và hydroquinone.
Theo bác sĩ da liễu Dr Dray, kojic acid dùng chung với glycolic acid sẽ đem lại hiệu quả cao hơn do glycolic acid giúp tăng cường khả năng hấp thụ của kojic acid vào da.
Nghiên cứu mang tên “Kojic Acid vis-a-vis its Combinations with Hydroquinone and Betamethasone Valerate in Melasma: A Randomized, Single Blind, Comparative Study of Efficacy and Safety” cho thấy combo kojic acid 1% và hydroquinone 2% đem lại hiệu quả cao nhất sau 12 tuần (có chống nắng nghiêm ngặt).
Trong một nghiên cứu khác có tên “Treatment of Melasma Using Kojic Acid in a Gel Containing Hydroquinone and Glycolic Acid”, quá trình kết hợp 2% kojic acid trong gel chứa 10% glycolic acid và 2% hydroquinone đem lại kết quả cao hơn khi chỉ sử dụng glycolic acid và hydroquinone.
Ngoài ra, cũng có kết luận rằng kojic acid 2% không hiệu quả bằng hydroquinone 2% nhưng kojic acid ở nồng độ 4% lại đạt hiệu quả cao hơn hydroquinone 2%. Mặc dù vậy, hiệu quả của kojic acid trong điều trị nám vẫn cần được nghiên cứu thêm.
- Lợi ích kháng nấm
Bên cạnh những lợi ích trên thì kojic acid còn có tác dụng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh liên quan đến nấm trên cơ thể.
- Tác dụng kháng khuẩn
Da chúng ta mỗi ngày phải đối mặt với rất nhiều tác nhân nguy hại, chính kojic acid sẽ làm giảm cơ hội phát triển của các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da.
3. Kojic Acid có gây hại cho da không?
Theo các chuyên gia thì Kojic Acid là chất lành tính vì nó có nguồn gốc tự nhiên từ nấm và là sản phẩm của quá trình lên men của gạo hoặc rượu gạo. Quá trình này không sử dụng bất cứ chất phụ gia, chất bảo quản hay chất xúc tác nào. Sau nhiều năm nghiên cứu thì các bác sĩ người Nhật khẳng định nó không hề gây độc hại gì đến làn da hay sức khỏe khi sử dụng.
Tuy nhiên, không vì thế mà lạm dụng chất này khi sử dụng. Kojic Acid trong sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm chỉ nên dùng đúng công thức, liều lượng thì mới đảm bảo độ hiệu quả và an toàn của sản phẩm. Nếu vượt quá liều lượng cho phép, Kojic Acid sẽ không đạt hiệu quả như mong đợi mà đôi khi còn gây phản ứng ngược lại.
4. Kojic Acid có những tác dụng phụ nào không?
-
Da dễ bị cháy nắng do Kojic Acid ngăn chặn quá trình sản xuất Melanin khiến dễ bị bỏng.
-
Viêm da, phát ban, ngứa và khô da, có thể đau hoặc xuất hiện mụn nước.
-
Kích ứng do sử dụng liều lượng với nồng độ quá cao.