Da Dầu Là Gì ? Chăm Sóc Da Thừa Dầu

Nếu bạn có một làn da thừa dầu, đầu tiên hãy lạc quan lên, vì nó đồng nghĩa với việc “vi khuẩn không thích điều này”. Bạn có một lớp màng bảo vệ tốt cho sức khỏe. Bạn sẽ là một người già ít nếp nhăn.

Nhưng phiền toái mà lượng dầu gây ra cho bạn thì cũng đáng kể: mụn, lỗ chân lông to, vết thâm sau mụn, có thể có sẹo lõm sau mụn. Trông mặt bạn bóng nhờn, xỉn màu cứ như thể bạn là người bỏ bê bản thân.

Ngoài yếu tố di truyền, có một số lý do khác khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh:

– Thời tiết nóng ẩm.

– Da kích ứng.

– Da mất nước: trong một số trường hợp mất nước, tuyến bã nhờn sẽ được “chỉ đạo” để tiết dầu lên bề mặt. Lượng dầu này cản sự bốc hơi của nước và khiến cơ thể không bị khô cằn. Những người da mất nước thừa dầu thường không biết phải để ng tác chăm sóc da như thế nào, vì da của họ rất nhiều dầu nhưng vẫn khô cong. Nếu bạn gặp trường hợp này, bạn sẽ sử dụng biện pháp chăm sóc cho da mất nước.

– Các biện pháp nhằm mục đích làm trôi lớp dầu: người da dầu có xu hướng dùng sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc lạm dụng giấy thấm dầu để giải thoát làn da khỏi sự nhờn dính. Nhưng việc này khiến da càng có “động lực” để sản sinh dầu nhiều hơn.

– Bít tắc lỗ chân lông: lỗ chân lông của bạn bị tắc, và tuyển bã nhờn sẽ tăng cường sản sinh dầu để đẩy cái nút này ra. Đôi khi việc này có kết quả thực, nhưng lắm lúc nó không những không đẩy cái nút ra được mà còn khiến hỗn hợp trong lỗ chân lông của bạn trở nên phức tạp hơn, và đây chính là mụn.

– Thay đổi nội tiết: Hormone androgen của bạn có thể thay đổi trong một số giai đoạn như dậy thì hay mang thai. Nội tiết của bạn cũng có thể thay đổi tạm thời khi bạn có vấn đề về sức khỏe, tâm lý, hoặc khi bạn đang điều trị bằng thuốc.

Các sản phẩm cho da dầu hoạt động như thế nào?

Xử lý da dầu có thể là một trong những vấn đề chăm sóc da gây ra nhiều tranh cãi nhất. Nó chia theo hai hướng:

  • Hướng đầu tiên là làm mất những biểu hiện của da dầu và từ chối dầu. Dùng giấy thấm dầu, dùng các sản phẩm không chứa dầu, dùng các loại bùn khoáng hút dầu chẳng hạn. Cực đoan của hướng này là dùng các sản phẩm tẩy rửa gắt để làm cho da trở nên khô đến độ có thể kêu rin rít khi bạn miết tay lên mặt; việc này như chúng tôi nói ở trên, sẽ kích thích để da của bạn tiết dầu nhiều hơn.
  • Hướng thứ hai là “dĩ độc trị độc”: dùng dầu để kiềm dầu. Những nhà khoa học ủng hộ xu hướng này tin rằng một lớp dầu dưỡng có thành phần tương tự như lớp dầu trên da, sẽ khiến tuyến bã nhờn hiểu rằng nó đã tiết dầu rồi và hạn chế tiết dầu thêm nữa. Dùng dầu để rửa mặt cũng là một phương pháp làm sạch tốt hơn dùng nước để rửa mặt, vì nó có thể hòa được với phần dầu và bụi bẩn trên da.

Thực ra, bạn không cần phải đứng về phe nào, vì cả hai đều có lý và không hẳn là trái ngược nhau. Cũng giống như điều trị bệnh tật, một số bệnh cần phải kết hợp cả đông y và tây y mới có hiệu quả nhanh và bền vững.

Dưới đây là cách mỹ phẩm đối xử với da dầu:

  • Hút dầu. Lớp dầu có thể bắt dính bụi bẩn từ môi trường, khiến cho da mặt của bạn trở nên tối màu và có thể sinh mụn. Hút dầu là biện pháp xử lý việc bóng nhờn, xuống màu “ngay và luôn. Nó cần thiết trong nhiều trường hợp, ví dụ trước khi bạn ra đường (để tránh bám nhiều bụi bẩn trên đường), và khi bạn phải tiếp xúc với người khác. Hút dầu trước khi rửa mặt sẽ giúp sữa rửa mặt dễ làm sạch bụi bẩn ở lỗ chân lông của bạn. Tuy vậy, bạn không nên lạm dụng hút dầu vì da của bạn sẽ phải tiếp tục sản sinh dấu với năng suất cao hơn bình thường để bù lại phần dầu đã mất. Lạm dụng hút dầu cũng có thể khiến da trở nên rất mất cân bằng, dễ kích ứng và có thể lên mụn.
  • Dưỡng ẩm. Vì da mất nước có thể khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nên dưỡng ẩm là một bước cần chú ý khi chăm sóc da nhờn.
  • Cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn. Một số tài liệu cho rằng retinol và các dạng khác của vitamin A cùng với một số loại tinh dầu có khả năng khiến tuyến bã nhờn hoạt động bình thường, không quá mạnh, không quá yếu. Việc này tốt cho cả da thừa dầu và thiếu dầu.
  • Giảm sự kiểm soát của androgen đến tuyến bã nhờn. Những thành phần có khả năng này được gọi là các chất “anti-androgen”.
  • Đánh lừa tuyến bã nhờn. Dầu jojoba và tuyến bã nhờn của chúng ta rất giống nhau về thành phần cấu tạo, vì thế khi bôi dầu jojoba lên da, tuyến bã nhờn sẽ “tưởng” nó đã tiết dấu và giảm tiết dầu mới.

THÀNH PHẤN CHO DA DẦU
Cơ chế Thành phần trên nhãn Tên thông dụng
Hút dầu Bentonite (clay)

Illite

Kaolin (clay)

Morrocan Lava Clay

Silica

Solum Fullonum

Sulfur

Talc

Tapioca starch

Zea Mays starch

Bùn bentonit

Green Illite clay

Bùn kaolin-cao lanh

Rhassoul clay

 

Fuller’s Earth clay

 

 

Tapioca Starch (bột sắn)

Corn starch (bột ngô)

Điều chỉnh hoạt động của tuyến bã nhờn Canaga odorata

Chamomilla recutita, Anthemis nobilis

Juniperus Virginiana

Lavandula angustifolia

Pelargonium graveolens

Retinaldehyde (còn gọi là retinal aldehyde hoặc retinyl aldehyde)

Retinol

Retinyl acetate

Retinyl palmitate

Rosa Damascena Flower Distillate

 

 

Ylang ylang (hoàng lan – ngọc lan tây)

Chamomile (cúc La Mã)

Cedarwood (gỗ tuyết tùng)

Lavender (oải hương)

Geranium (phong lữ)

 

 

Retinol, vitamin A

 

 

Rosewater

(sản phẩm thu được từ quá trình chưng cất hoa hồng, sau khi tách tinh dầu. Không phải là sản phẩm ” nước hoa hồng” trên thị trườn

Giảm sự kiểm soát của androden lên tuyến bã nhờn (anti-androgen) Alpha linolenic acid

Azelaic acid

Camellia sinensis

Curcubita sinensis

Curcubita pepo

Eugenia caryophyllus

Gamma linilenic acid

Ganoderma lucidum

Glycrrhiza glabre root extract

Hippophae rhamnoides

Hydrolyzed soy protein

Hydrolyzed wheat protein

Laminaria digitata

Linoleic acid

Melaleuca alternifolia

Mentha Piperita

Myristoleic acid

Serenoa serrulata, Serenoa repens

Zinc

Zinc salicylate

 

Green tea (trà xanh)

Pumpkin seed (hạt bí ngô)

 

Clove (đinh hương)

 

Lingzhi (linh chi)

Licorice root extract (chiết xuất rễ cam thảo)

Sea buckthorn (cây hắc mai)

 

 

Seaweed (rong biển)

 

Tea tree (tràm trà)

Peppermint (rau bạc hà)

 

Saw palmetto (cây cọ lùn)

Kẽm

Một số loại dầu động thực vât giàu các axit béo kể trên, như dầu hạnh nhân, dầu dừa, dầu lõi cọ, dầu lõi mơ, dầu olive, dầu argan, dầu hạt phỉ, dầu cám gạo, dầu đà điểu, dầu mè.
“Đánh lừa” tuyến bã nhờn bởi một lớp dầu tương tự Simmondsia chinensis oil Jojoba oil (Dầu jojoba)

Sản phẩm xử lý da dầu có kết quả sau bao lâu?

Các sản phẩm xử lý da dầu có thể có kết quả ngay lập tức: ngay khi bạn dùng giấy thấm dầu hoặc khi bạn đắp mặt nạ bằng bùn. Hoặc nếu bạn sống chung với một phương pháp chăm sóc đúng đắn và bền bỉ, thì da bạn sẽ ổn, ít nhất là trong suốt thời gian được chăm sóc.

Đối với đa số trường hợp da nhờn, mỹ phẩm sẽ không “trị bệnh” da dầu cho bạn triệt để. Vì như bạn đã biết, da thừa dầu hay thiếu dầu đã được sắp đặt bởi gene của bạn. Mỹ phẩm không thể can thiệp vào gene. Tìm được đúng sản phẩm và kiên trì chăm sóc da sẽ là cách để bạn có thể có một làn da với lượng dầu vừa đủ

Huyết Thanh Tea Tree Trị Mụn – Private Label Tea Tree
Huyết Thanh Cúc La Mã Làm Dịu Da – Infinite Chamomile Soothing Ampoule

avatar
  Subscribe  
Notify of
error:
icon icon